Theo đánh giá, đến năm 2020, về cơ bản các công nghệ, kỹ thuật cao trong chẩn đoán và điều trị trên thế giới đã được đội ngũ chuyên gia lâm sàng Việt Nam tiếp cận, làm chủ và triển khai đạt kết quả tương đương với các nước tiên tiến trên thế giới nhiều lĩnh vực…
Bộ Y tế vừa tổ chức Hội nghị chương trình phối hợp công tác giữa hai bộ: Y tế và KH&CN trong nghiên cứu ứng dụng KH&CN lĩnh vực y tế năm 2021 và giai đoạn 2021-2025.
GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế, phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: An Nhiên
Báo cáo về công tác KH&CN 5 năm qua tại Hội nghị, đại diện Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, ngành Y tế đã nghiên cứu ứng dụng, phát triển công nghệ cao trong lĩnh vực y tế, tiếp cận trình độ tiên tiến của các nước trong khu vực và trên thế giới, làm chủ được các kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán và điều trị bệnh tật ở người như ghép tạng, trị liệu tế bào gốc, mổ nội soi, kỹ thuật sinh học phân tử, y học hạt nhân…
Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất vaccine phòng bệnh ở người, đảm bảo sản xuất các loại vaccine phục vụ trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng; Làm chủ được các công nghệ và kỹ thuật tiên tiến trong dự phòng các bệnh truyền nhiễm, nguy hiểm, các bệnh mới phát sinh; Tập trung nghiên cứu sản xuất trang thiết bị y tế, nhất là trang thiết bị y tế công nghệ cao…
GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế, phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: An Nhiên
Theo đánh giá, đến năm 2020, về cơ bản các công nghệ, kỹ thuật cao trong chẩn đoán và điều trị trên thế giới đã được đội ngũ chuyên gia lâm sàng Việt Nam tiếp cận, làm chủ và triển khai đạt kết quả tương đương với các nước tiên tiến trên thế giới nhiều lĩnh vực… Ngành Y tế cũng đạt nhiều kết quả nổi bật trong các lĩnh vực: Y học dự phòng, vaccine, sinh phẩm, y học lâm sàng, y học cơ sở, dược – dược liệu, y tế công cộng, chính sách y tế…
Trong phòng chống dịch COVID-19, ngành Y tế đã nghiên cứu, sản xuất các test, KIT chẩn đoán nhanh COVID-19; Nghiên cứu đánh giá tính an toàn và hiệu quả của thuốc nhằm xây dựng phác đồ điều trị COVID-19; Nghiên cứu sản xuất máy thở; Nghiên cứu, sản xuất và đánh giá thử nghiệm vaccine COVID-19.
Thông tin tại Hội nghị cho biết, Thủ tướng Chính phủ đồng ý xây dựng đề án hỗ trợ sản xuất vaccine COVID-19. Việt Nam hiện có 4 nhà sản xuất vaccine. Trong đó, 2 ứng viên được kỳ vọng nhiều nhất là Viện Vaccine và Sinh phẩm y tế IVAC (Nha Trang) và Công ty TNHH Công nghệ sinh học Dược Nanogen (TP.HCM).