Triển vọng phát triển của ngành dược Việt Nam được đánh giá cao
Dân số lớn, nền kinh tế nhiều tiềm năng tăng trưởng
Thị trường dược phẩm của Việt Nam được đánh giá cao bởi yếu tố như dân số hiện nay của nước ta khoảng 97,3 triệu người. Thu nhập bình quân đầu người 2020 là 2.750 USD. Việt Nam có mức tăng trưởng kinh tế mạnh nhất trong khu vực, giai đoạn từ 2010 - 2019 là 14,8%, dự đoán sẽ duy trì mức tăng trưởng bình quân ít nhất 14% đến năm 2028, đạt mức 248 USD vào năm 2028. Với quy mô dân số 100 triệu dân, số người từ 65 tuổi trở lên chiếm 11,9 % thì thị trường dược phẩm Việt Nam còn nhiều thế mạnh để phát triển trong tương lai.
Mật độ nhà thuốc nhà tại Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới
Kênh phân phối dược phẩm, uy tín, rộng rãi khắp cả nước tạo điều kiện cho việc mua sắm các sản phẩm chăm sóc sức khỏe dễ dàng hơn, làm tăng số lượng dược phẩm tiêu thụ trong cả nước.
Hiện nay, thị trường bán lẻ dược phẩm đang có sự cạnh tranh khốc liệt giữa những tên tuổi lớn như An Khang, Long Châu và Pharmacity. Kế hoạch trong tương lai, 3 chuỗi nhà thuốc sẽ tiếp tục mở rộng chuỗi cửa hàng lên đến 7,300 cửa hàng vào năm 2025, chiếm đến 16% thị phần, vì vậy kích thích doanh thu ngành dược tăng cao hơn trong 2 - 5 năm tới.
Người dân chi mạnh tay cho việc chăm sóc sức khỏe
Nhu cầu sử dụng thực phẩm bổ sung dinh dưỡng, các loại thuốc thay thế (để điều trị cùng loại bệnh) mở ra nhiều cơ hội mới cho các nhà sản xuất trong việc điều chế thuốc và gia tăng mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn. Bên cạnh đó, vùng nguyên liệu sản xuất dược phẩm có nguồn gốc tự nhiên, thực vật cũng được các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm Việt Nam chú trọng đầu tư trong những năm gần đây nhằm tạo ra các loại thuốc mới an toàn với sức khỏe con người và ít tác dụng phụ.
Sự tăng tốc của các thủ tục cấp phép thuốc, đẩy mạnh số hóa trong ngành dược phẩm
Thị trường dược phẩm Việt Nam đang có nhiều động lực phát triển với tương lai đầy hứa hẹn, khi chương trình công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040 được Chính phủ phê duyệt vào tháng 3. 2021; đặt ra mục tiêu thuốc sản xuất đạt 75% số lượng thuốc tiêu thụ trong nước và 60% giá trị thị trường, tỷ lệ sử dụng thuốc dược liệu nguồn gốc trong nước tăng thêm 10% so với năm 2020. Đến năm 2030, thuốc sản xuất trong nước đáp ứng 80% số lượng thuốc sử dụng và chiếm 70% giá trị thị trường Việt Nam.
Cùng với đó, thủ tục cấp phép thuốc của nhà nước cũng có nhiều cải thiện đáng kể. Dự kiến hơn 100 thuốc phát minh còn bản quyền, sinh phẩm y tế, thuốc và vaccine mà Việt Nam chưa sản xuất được sẽ được cấp giấy chứng nhận sản xuất. Phấn đấu trở thành trung tâm sản xuất dược phẩm giá trị cao tại Đông Nam Á, đạt 1 tỷ USD giá trị xuất khẩu thuốc.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ 4.0 trong tất cả các lĩnh vực từ giáo dục, tài chính, sản xuất, hành chính nhà nước,...thì chuyển đổi số trong ngành dược phẩm là khoản đầu tư bắt buộc để doanh nghiệp Việt mở rộng đầu tư và phát triển. Đặt biệt sau đại dịch Covid, vai trò của số hóa trong y tế, dược phẩm càng khẳng định được là hệ thống có khả năng thích ứng nhanh, góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác vận hành quản lý hoạt động, mở rộng phạm vi hoạt động, tăng trưởng quy mô.
Nhìn chung, Thị trường dược phẩm Việt Nam có rất nhiều tiềm năng phát triển, tuy nhiên việc đầu tư bài bản, tăng năng suất vùng nguyên liệu thuốc, nâng cấp nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP, môi trường hoạt động để nghiên cứu phát triển sản phẩm còn nhiều hạn chế. Trước thực tiễn đó, các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm cần có những chiến lược kinh doanh quảng bá sản phẩm phù hợp, tìm giải pháp quản lý rủi ro như công tác phát triển, bảo quản, dự trữ vùng nguyên liệu, đưa công nghệ thông tin, số hóa trong sản xuất, kinh doanh, đáp ứng xu hướng phát triển của thị trường dược phẩm Việt Nam, hội nhập với kinh tế toàn cầu.
Được tổ chức vào tháng 9 hàng năm, Triển lãm Y tế Quốc tế Việt Nam - Pharmedi Vietnam đã trở thành cầu nối giao thương giữa các thương hiệu lớn nhỏ về Dược Phẩm, Thực Phẩm Chức Năng trong nước & quốc tế, không những tạo ra giá trị kinh doanh thiết thực cho các Doanh Nghiệp, Hiệp Hội tham dự mà còn góp phần phát triển, tạo sự uy tín cho thị trường Dược Phẩm Việt Nam trong khu vực. Dưới sự ủng hộ của Bộ Y Tế, Hiệp Hội Doanh Nghiệp Dược Việt Nam, Hội Thiết Bị Y Tế TP Hồ Chí Minh…. Pharmedi Vietnam thường xuyên tổ chức các hội thảo, khoá đào tạo, cung cấp các giải pháp cho các doanh nghiệp dược Việt Nam đang tìm kiếm cơ hội kinh doanh, phát triển thị trường và tìm nguồn cung nguyên liệu sản xuất dược uy tín, các sản phẩm thuốc, vaccine, dược phẩm chất lượng từ các doanh nghiệp hàng đầu trong nước và trên thế giới. Với chương trình kết nối giao thương chuyên nghiệp, quy mô với gần 800 Doanh Nghiệp tham dự tới từ Đức, Ba Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Switzerland, Đài Loan, Ấn Độ, Mỹ, Romania, Việt Nam, Trung Quốc…. cùng hơn 8,000 lượt khách, đoàn bệnh viện, tổ chức Dược Phẩm trong nước, Triển lãm đã đón nhận hàng ngàn đơn đặt hàng, hợp đồng hợp tác ký kết ngay trong 4 ngày tổ chức. Với phương châm "Cùng nền Y Tế Việt Nam vươn ra thế giới” , Pharmedi Vietnam đang dần nâng cấp, tạo dựng vị trí trong khu vực, để có thể đồng hành cùng các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập, cùng Việt Nam không những là trung tâm Y Tế tại Đông Nam Á mà còn là Châu Á trong tương lai.
Đăng ký ngay để không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh hàng đầu ngành Y dược tại Việt Nam:
Triển lãm Y tế Quốc tế Việt Nam - Pharmedi Vietnam 2024
Thời gian: 18 - 21/09/2024
Địa điểm: SECC, 799 Nguyễn Văn Linh, Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: (+84) 28 3823 9052
Email: [email protected]
Nguồn: Tổng hợp