Tất cả những công nghệ trong thời đại mới như big data, trí thông minh nhân tạo (AI), Internet vạn vật - Internet of Things (IoT), nền tảng y tế di động (mHealth), các vật dụng tích hợp (wearables), và nền tảng sử dụng thế mạnh đám đông (crowd-sourcing) sẽ hỗ trợ tích cực cho quy trình nghiên cứu phát triển Y tế tại châu Á.
Là khu vực chiếm tỷ trọng dân số lớn nhất thế giới (chiếm 55,6% dân số thế giới), châu Á luôn là châu lục thu hút đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng của nhiều ngành công nghiệp phục vụ dân sinh, xã hội, đặc biệt trong đó phải kế đến lĩnh vực y tế. Ngay từ khi bước vào thời kỳ công nghiệp 4.0, thị trường y tế nói chung cũng như tại châu Á nói riêng đã được giới chuyên môn đưa ra nhiều nhận định khả quan.
Dự kiến tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ
Frost & Sullivan là công ty nổi tiếng suốt hơn 50 năm trong lĩnh vực tư vấn và nghiên cứu thị trường với hơn 1.800 nhà phân tích và tư vấn tại 40 chi nhánh trên toàn thế giới. Theo những nghiên cứu mới nhất của tổ chức này, thị trường Y tế, chăm sóc sức khoẻ tại châu Á được dự đoán sẽ có sự tăng trưởng lợi nhuận lên tới 517 tỷ USD cho đến hết năm 2018. Ngoài Frost & Sullivan, các chuyên gia của tờ Economic Times cũng kỳ vọng nhiều ở thị trường Châu Á khi dự đoán con số sẽ đạt mốc 2.660 tỷ USD vào năm 2020. Tổ chức Y Tế Thế Giới WHO còn cho rằng tới năm 2030, châu Á sẽ là ngôi nhà của hơn 11 triệu người làm trong lĩnh vực Y tế. còn dự đoán
Công nghệ phát triển đi kèm nhiều gói dịch vụ chăm sóc
Bên cạnh các dịch vụ bảo hiểm sức khoẻ phổ biến, người dân có xu hướng dịch chuyển sang những gói bảm hiểm, chăm sóc sức khoẻ có chất lượng và giá trị sử dụng cao. Điều này xuất phát từ việc phát triển công nghệ trong lĩnh vực này , đã dẫn đến sự hình thành nhiều gói dịch vụ đi kèm nhằm tối ưu hoá sản phẩm và dịch vụ đi kèm. Những quốc gia tiên phong trong việc phát triển công nghệ và dịch vụ bổ trợ trong y tế châu Á phải kể đến là Nhật Bản và Singapore. Cũng trong thời đại 4.0, việc điều trị nội trú tại nước ngoài được dự đoán sẽ ngày càng trở nên phổ biến.
Trước áp lực chi phí dung trong thí nghiệm ngày một tăng trong khi những loại thuốc mới được thử nghiệm lại giảm, nhiều công ty sản xuất dược liệu đã tận dụng công nghệ nhằm tăng hiệu quả nghiên cứu và thử nghiệm cho sản phẩm. Tất cả những công nghệ trong thời đại mới như big data, trí thông minh nhân tạo, Internet vạn vật - Internet of Things (IoT), nền tảng y tế di động (mHealth), các vật dụng tích hợp (wearables), và nền tảng sử dụng thế mạnh đám đông (crowd-sourcing) sẽ hỗ trợ tích cực cho quy trình nghiên cứu phát triển dược liệu khéo tại châu Á.
Gia tăng nhu cầu hội nhập, trao đổi công nghệ, cập nhật dịch vụ
Sự đột phá liên tục trong công nghệ, những phát kiến nâng tầm dịch vụ, cùng với đó là những tín hiệu tốt trong thương mại y tế đã dẫn tới nhu cầu hội nhập và trao đổi của từng tổ chức cho tới cá nhân trong lĩnh vực này. Được biết đến trong suốt 12 năm như điểm đến “một chạm” kết nối doanh nghiệp, công nghệ, dịch vụ và tất cả trang thiết bị ngành y, Triển lãm Y tế Quốc tế Việt Nam lần thứ 13 (Pharmed & Healthcare Vietnam 2018) diễn ra từ ngày 19 - 22/9 tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Sài Gòn – SECC, 799 Nguyễn Văn Linh Quận 7, TP. Hồ Chí Minh hứa hẹn sẽ chắp bút cho nhiều hợp đồng thương mại y tế lớn tầm cỡ quốc tế.
Theo thông tin từ Ban tổ chức là Công ty cổ phẩn ADPEX, góp mặt tại Pharmed & Healthcare Việt Nam lần này có các doanh nghiệp do Cơ quan Xúc tiến Thương mại Đầu tư vùng AWEX - Bỉ, Cục Xúc tiến thương mại Cộng hòa Séc, Hiệp hội Thiết bị Y tế Hàn Quốc, Cơ quan hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu TDAP -Pakistan; Hội đồng Phát triển thương mại Đài Loan - Taitra tổ chức với khu gian hàng quốc gia hy vọng sẽ mang đến cho người tham quan triển lãm những sản phẩm và công nghệ xứng tầm thế giới.
Bên cạnh sự đa dạng phong phú của các sản phẩm trưng bày là chuỗi các hoạt động hội nghị, hội thảo với sự chủ trì của các chuyên gia công nghệ trong nước và quốc tế sẽ được tổ chức trong suốt thời gian diễn ra triển lãm.
Phạm Lê