Thị trường dược phẩm Việt Nam đang là sân chơi đầy hứa hẹn tại thị trường dược phẩm châu Á. Với nhu cầu chăm sóc sức khỏe, thu nhập của người dân được cải thiện, cùng tốc độ đô thị hóa nhanh, tạo điều kiện cho thị trường dược phẩm Việt Nam phát triển.
Theo số liệu thống kê của Bộ y tế thị trường dược phẩm Việt Nam đạt hơn 6,9 tỷ USD vào năm 2021. BMI Research dự báo thị trường dược phẩm Việt Nam sẽ đạt 16,1 tỷ USD vào năm 2026, tỷ lệ tăng trưởng kép là 11% VNĐ.
Xấp xỉ 30% người dân Việt Nam mua thuốc tân dược đắt tiền, con số này đang ngày càng tăng lên. Quy mô thị trường dược phẩm tại Việt Nam rất lớn với dân số hơn 98 triệu người và dân số già tuổi thọ xấp xỉ 76 tuổi.
Một trong những cơ hội khác cho thị trường dược Việt Nam phát triển là tốc độ đô thị hóa nhanh. Ở Việt Nam tỷ lệ đô thị hóa đạt mức 37% từ năm 2020 - 2021, dân số thành thị xấp xỉ 36,6 triệu người.
Hệ thống ngành dược phẩm Việt Nam đang rất phát triển với 250 nhà máy sản xuất, 200 doanh nghiệp xuất nhập khẩu, 43.000 công ty phân phối và 62.000 đơn vị bán buôn bán lẻ.
Việt Nam bị phụ thuộc nhiều vào nguồn cung dược liệu nhập khẩu, trong đó nguồn từ Trung Quốc, Ấn Độ chiếm đến hơn 85%.
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, tiềm năng để phát triển cây dược liệu. Tuy nhiên, vẫn chưa có vùng trồng dược liệu quy mô quốc gia, chỉ có một số nhà sản xuất địa phương đang trồng dược liệu nhưng chỉ đáp ứng được một lượng nhỏ nhu cầu.
Năng lực sản xuất dược phẩm của Việt Nam chỉ đáp ứng 53% nhu cầu trong nước. Theo Tổng cục thống kế, Việt Nam đã chi gần 2,8 tỷ USD năm 2018 để nhập khẩu dược phẩm và tăng lên 4 tỷ USD vào năm 2021.
Với định hướng kinh doanh đúng đắn, các công ty dược phẩm trong nước và quốc tế có thể chiếm được nhiều ưu thế khi tham gia vào thị trường Thị trường dược phẩm Việt Nam do chưa có nhiều công ty dược phẩm cạnh tranh.
Tuy nhiên, thách thức lớn đối với các công ty dược nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam là không được phép tham gia phân phối trực tiếp vào thị trường dược phẩm Việt Nam trực tiếp mà phải bán sản phẩm thông qua các nhà phân phối dược phẩm trong nước. Thêm vào đó là sự chậm trễ trong việc phê duyệt các loại thuốc mới cũng là một hạn chế.
Hầu hết dược phẩm vẫn phải nhập khẩu, kể cả nguyên liệu thô đây là hiện trạng tại Việt Nam, điều này tạo cơ hội cho các công ty tham gia vào chuỗi cung ứng của ngành y tế nói chung và thị trường dược phẩm nói riêng. Để thâm nhập vào thị trường dược phẩm Việt Nam, các doanh nghiệp nước ngoài cần một kênh giới thiệu, kết nối, uy tín với doanh nghiệp trong nước.
Triển lãm Y tế Quốc tế Việt Nam - Pharmedi Vietnam là nơi gắn kết các doanh dược uy tín hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Sự kiện được tổ chức thường niên với hơn 800 gian hàng trưng bày, thu hút nhiều quốc gia tham dự như Trung Quốc, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc tham dự.
Ngoài mục tiêu kết nối giao thương ngành Y Dược, Triển lãm còn nâng cao kiến thức, kỹ năng và nguồn lực thông qua các buổi hội thảo, tọa đàm.
Các công ty đang hoạt động trong lĩnh vực Y tế, dược phẩm đừng bỏ qua sự kiện đầy tiềm năng này, nhanh tay đăng ký để nhận được hưởng nhiều ưu đãi từ ban tổ chức.
Nguồn: Tổng Hợp
️Đăng ký gian hàng: https://pharmed.vn/exhibitor/application-form
️Đăng ký tham quan: https://pharmed.vn/registration-form
️️Đăng ký giao thương: https://pharmed.vn/b2b-matching-registration
Thông tin liên hệ:
TRIỂN LÃM Y TẾ QUỐC TẾ VIỆT NAM - PHARMEDI VIETNAM
Thời gian: 13 - 16/09/2023
Địa điểm: Trung tâm Hội chợ Triển lãm Sài Gòn - SECC, 799 Nguyễn Văn Linh, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (+84) 28 3823 9052
Email: [email protected]
Fanpage: @pharmedi
Website: www.pharmed.vn